Home Cần xử lý Hôn nhân, đăng ký kết hôn cho người đồng giới và làm cha mẹ Sự ra đời của một đứa trẻ người nước ngoài

Sự ra đời của một đứa trẻ người nước ngoài

Sau khi sinh con, bệnh viện phụ sản sẽ thông báo việc sinh con cho phòng hộ tịch địa phương. Phòng hộ tịch sẽ cấp giấy chứng sinh cho đứa trẻ – được gọi là giấy khai sinh. Giấy khai sinh không phải là giấy phép cư trú.

Giấy phép cư trú cho trẻ em (người nước ngoài) sinh ra tại Cộng hòa Séc

Nếu bạn dự định ở với con tại Cộng hòa Séc hơn 60 ngày sau khi sinh, bạn phải đăng ký cho con trong vòng 60 ngày kể từ ngày sinh.

Trẻ em người nước ngoài được cung cấp giấy phép cư trú (thị thực ngắn hạn, thị thực dài hạn, cư trú dài hạn, thường trú) giống như cha mẹ sống chung trong một gia đình. Nếu cha mẹ có loại cư trú khác nhau thì bạn có thể chọn một trong hai loại để đăng cho con.

Chúng tôi khuyên bạn nên nộp đơn xin giấy phép cư trú thuận lợi hơn. Ví dụ nếu cha / mẹ có giấy phép cư trú dài hạn và người kia có giấy phép thường trú tại Cộng hòa Séc, hãy trực tiếp nộp đơn xin giấy phép thường trú cho con mình.

Nếu đứa trẻ là công dân của Liên minh Châu Âu hoặc thành viên gia đình của công dân của Liên minh Châu Âu, bạn không cần phải xin giấy phép cư trú. Bạn có thể xin cho đứa trẻ giấy chứng nhận tạm trú dành cho công dân EU (với điều kiện đứa trẻ ở lại Cộng hòa Séc dài hơn 3 tháng sau khi sinh) hoặc xin giấy phép thường trú (nếu cha mẹ có giấy phép thường trú). Ưu điểm của việc đăng ký thường trú trong vòng 60 ngày kể từ khi đứa trẻ sinh ra là đứa trẻ sẽ tự động được cấp bảo hiểm y tế công cộng ngay từ khi sinh ra.

Nếu một trong hai cha mẹ là công dân của Cộng hòa Séc, đứa trẻ sẽ tự động có quốc tịch Cộng hòa Séc. Vì vậy, không cần thiết phải xin quốc tịch.

Xác định mối quan hệ cha con và nghĩa vụ nuôi dưỡng 

Nói chung cha của đứa trẻ là chồng của người mẹ. Nếu cha mẹ không đăng ký kết hôn, quan hệ cha con phải được công nhận bằng tuyên bố tại phòng hộ tịch hoặc tại tòa án. Cha hoặc mẹ cũng có thể nộp đơn yêu cầu tòa án xác nhận quan hệ cha con, cho đến khi đứa trẻ được 6 tháng tuổi.

Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng với con cho đến khi chúng có thể tự nuôi mình. Do đó, nghĩa vụ này không chấm dứt khi đứa trẻ đạt đến một độ tuổi nhất định, mà thông thường, ví dụ sau khi hoàn thành việc học hành hoặc chuẩn bị cho một nghề nghiệp trong tương lai. Nếu cha hoặc mẹ bỏ bê nghĩa vụ nuôi dưỡng của mình, người phụ huynh còn lại hoặc người con có thể đưa ra tòa.

Các liên kết và liên hệ hữu ích: