Hãy theo dõi IOM Czechia để biết những thông tin thiết thực dành cho những người được bảo vệ tạm thời
Nếu bạn là người được bảo vệ tạm thời tại Cộng hòa Séc và cần…
Xem thêmBài viết: Tereza Puldová
Ảnh: Alena Aichlmanová
Thứ bảy ngày 9/2 trong khuôn viên cổ kính của Tòa thị chính Novoměstská đã diễn ra lễ ăn mừng Tết Losar của Tây Tạng lần thứ 14. Theo lịch truyền thống của Tây Tạng, năm nay là năm 2146, và về mặt chiêm tinh thì năm nay là năm Hợi mệnh Thổ.
Losar là ngày lễ quan trọng nhất không chỉ riêng ở Tây Tạng mà còn ở Nepal, Bhutan và trong các cộng đồng Tây Tạng sống trên khắp thế giới. Tại Tây Tạng, Losar đã được tổ chức trước khi Phật giáo xuất hiện. Đức tin truyền thống vẫn luôn mạnh mẽ ở Tây Tạng hướng tới các nguyên tố tự nhiên, thần linh và thần bảo hộ địa phương. Người Tạng thực hiện lễ dâng hương cho các vị thần, làm các nghi lễ thanh tẩy cơ thể và treo những lá cờ nguyện mới. Lễ mừng Losar được đưa vào khuôn khổ Phật giáo mãi sau này. Trong các ngôi chùa diễn ra một nghi lễ năm mới đặc biệt – Puja, lúc đó mọi người sẽ thực hiện các điệu múa linh thiêng. Ban đầu, người ta ăn mừng Tết Losar tại Tây Tạng mười lăm ngày và nhiều ngày hơn. Tại Ấn Độ giờ đây mọi người ăn mừng ba ngày, tại các nước khác trên thế giới thì thường một ngày. Tại Praha, lễ mừng năm mới Tây Tạng được tổ chức công khai từ năm 2003.
Lễ hội đa văn hóa của Praha này được đồng tổ chức trên tinh thần tình nguyện bởi các nhóm Phật giáo và tổ chức phi lợi nhuận liên quan đến văn hóa Tây Tạng khác nhau. Nhà tổ chức chính của năm nay là nhóm Phật giáo Tây Tạng Samten Tse. Và cả cộng đồng Tây Tạng tại Séc đang càng ngày càng phát triển cũng tham gia khâu chuẩn bị. Trên phương diện gắn kết cộng đồng này thì Losar tại Praha là một lễ hội độc đáo. Losar đã đưa đến cho những người quan tâm đến Phật giáo Tây Tạng một cơ hội đặc biệt để họ có thể làm quen với các hình thức và trường phái khác nhau. Ngoài ra ban tổ chức còn chuẩn bị một chương trình văn hóa nghệ thuật phong phú cho công chúng bao gồm cả gia đình có trẻ em. Sự cởi mở đối với khách tham gia lễ hội không theo đạo Phật cũng như sự hoành tráng của lễ hội của Praha đều là những điều có một không hai tại châu Âu.
Chương trình được mở đầu bằng một nghi lễ năm mới truyền thống đi kèm với lời cầu nguyện và lời tiên đoán chiêm tinh cho năm mới. Vị khách mời đặc biệt của chương trình là ban nhạc Dunjingarav chơi nhạc Mông Cổ truyền thống. Ban nhạc đã đem đến cho khán giả một điều bất ngờ qua màn trình diễn điệu múa rắn của một nữ vũ công. Vào ban ngày, khách tham gia lễ hội đã có thể tham gia các bài giảng, workshop, bài tập thiền, chương trình biểu diễn ca múa nhạc và workshop hội họa. Trong bài giảng của bác sĩ Doc. MUDr. Petr Zach, mọi người đã có thể biết thêm về cách hoạt động của bộ não, cách xử lý stress, các công thức thảo dược của y học cổ truyền Tây Tạng và cả cách thiền được nhiều người yêu thích là mindfullness. Mọi người cũng đã rất quan tâm đến workshop về yantra yoga và workshop về các điệu múa khaita của Tây Tạng. Trong rạp chiếu phim đã chiếu một chuỗi các phim về Tây Tạng với chủ đề thần linh.
Ban tổ chức đã chuẩn bị các đồ ăn Tây Tạng và Nepal truyền thống. Mọi người đã có thể thưởng thức bánh bao momo Tây Tạng hoặc uống chè thêm gia vị và sữa masala của Ấn Độ. Trong “chợ” ở tầng mặt đất đã có bán các đồ trang trí, quần áo, hương nhang, sách văn học theo chủ đề, đĩa CD. Tại các quầy giới thiệu những tổ chức chuyên về việc giúp đỡ Tây Tạng, mọi người đã có thể làm quen với những dự án hiện nay và phương pháp hỗ trợ.
Đa số các workshop hội họa đều nhắm vào trẻ em. Các em cũng đã có chương trình riêng của mình tại góc vui chơi trẻ em hoặc đã có thể thử tập yoga Tây Tạng truyền thống cho trẻ em có tên gọi là yantra yoga Kumar Kumari.
Ngoài việc giới thiệu Phật giáo Tây Tạng đến công chúng, lễ hội Losar cũng làm từ thiện hàng năm. Tiền thu được từ sự kiện sẽ được dùng để hỗ trợ các dự án nhân đạo và dự án phát triển của tổ chức phi lợi nhuận quốc tế A.S.I.A. Onlus. Tổ chức này giúp đỡ tại chính Tây Tạng và các khu vực khác. A.S.I.A. Onlus bắt đầu hoạt động từ năm 1988 với nỗ lực bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, đặc biệt trên lãnh thổ Tây Tạng, Trung Quốc, Mông Cổ, Ấn Độ và Nepal. Tổ chức cũng hỗ trợ người dân Tây Tạng qua các dự án phát triển như xây dựng bệnh viện, trường học, hệ thống tưới tự động và đường ống dẫn nước. Qua hình thức nhận con nuôi từ xa, tổ chức quyên góp tiền cho trẻ em Tây Tạng nghèo khó và trẻ em di cư được đi học.
Số lượng người đến tham dự lễ mừng Tết Losar tại Tòa thị chính Novoměstská ở Praha hàng năm cho thấy rằng, văn hóa Tây Tạng cũng gần gũi với công chúng Séc và di sản Phật giáo Tây Tạng có một đóng góp đáng kể cho con người hiện đại.
Nếu bạn là người được bảo vệ tạm thời tại Cộng hòa Séc và cần…
Xem thêmVào ngày 28 tháng 10, Cộng hòa Séc ăn mừng ngày lễ quốc gia kỷ…
Xem thêmNếu bạn là người được bảo vệ tạm thời tại Cộng hòa Séc và cần…
Xem thêmVào ngày 28 tháng 10, Cộng hòa Séc ăn mừng ngày lễ quốc gia kỷ…
Xem thêm