PID Lítačka để đi lại trong Praha và những vùng lân cận dễ dàng hơn
Hình ảnh: Facebook Praha.eu Ứng dụng PID Lítačka cung cấp khả năng tìm kiếm các…
Xem thêmVào ngày 8-9/6/2017 trong không gian tạo cảm hứng của cung điện Clam-Gallas, các chuyên gia từ một số thành phố châu Âu và Canada cùng với các đồng nghiệp Séc đã thảo luận về những kinh nghiệm hội nhập và chung sống của người dân các thành phố châu Âu. Hội nghị “Những thách thức của hội nhập – hội nghị quốc tế về hội nhập người nước ngoài trên địa bàn thủ đô Praha; Chia sẻ các ví dụ thực hành tốt” được Tổ chức di cư quốc tế (IOM) cùng Trung tâm hội nhập Praha (ICP) và tổ chức Slovo 21 tổ chức cho Tòa thị chính thủ đô Praha. Hội nghị đã được tổ chức dưới sự bảo trợ của ủy viên Hội đồng thủ đô Praha Jan Wolf. Đã có hơn một trăm chuyên gia về hội nhập và chung sống của các ban quản lý hành chính quốc gia, cơ quan chủ quản thành phố, ủy ban thành phố, trung tâm hội nhập, tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức của người di cư. Việc tổ chức hội nghị và chia sẻ các ví dụ thực hành tốt trong khuôn khổ các nước EU cũng là mục tiêu của Kế hoạch hành động của Chương trình hội nhập người nước ngoài của thủ đô Praha cho năm 2017.
Hội nghị được khai mạc bởi Chủ tịch Ủy ban của Hội đồng thủ đô Praha cho lĩnh vực hội nhập người nước ngoài và thành viên của Ủy ban thủ đô Praha, ông Ondřej Mirovský. Ông nhấn mạnh rằng Praha luôn là điểm gặp gỡ của nhiều nền văn hóa khác nhau, và cuộc sống ở thành phố luôn bị ảnh hưởng bởi di cư. Bởi lẽ đó di cư và hội nhập người di cư là một phần tự nhiên của thủ đô hiện đại. Ngày nay người nước ngoài ở Praha chiếm gần 15% dân số, và có hàng triệu người đến thăm Praha hàng năm. Thủ đô ý thức được điều này, vì vậy đã soạn thảo Chương trình hội nhập người nước ngoài của thủ đô Praha, thành lập Trung tâm hội nhập Praha và đưa ra các đề tài nghiên cứu về vị trí và cuộc sống của người di cư trên địa bàn của mình, ví dụ như đề tài Phân tích vị trí của người di cư trên địa bàn thủ đô Praha đang được Viện xã hội Viện hàn lâm CH Séc nghiên cứu.
Các đại diện của cơ quan chủ quản thành phố châu Âu đã tới Praha chia sẻ những kinh nghiệm, phương pháp đổi mới và ví dụ thực hành tốt chú trọng vào việc hỗ trợ sự chung sống của toàn bộ người dân thành thị đặc biệt là ở cấp địa phương.
Madrid
Người đầu tiên trong số những người tham gia nước ngoài phát biểu là Ramón Palomino García. Anh đã chỉ ra rằng tương tự như các thành phố châu Âu khác, tại Madrid số người dân ngoại quốc cũng tăng lên đáng kể. Trong vòng một thế hệ, số người di cư đã gia tăng một cách tự nhiên từ 1% lên đến 19% dân số toàn Madrid. Người di cư đến từ các nước châu Mỹ La tinh cũng như từ Rumani. Trong bài diễn thuyết của mình, Ramón Palomino García đã tập trung vào các biện pháp xã hội ở Madrid phổ dụng có thể áp dụng cho tất cả mọi người dân thành thị không phân biệt bất cứ ai. Các biện pháp này được các cơ quan quản lý hành chính công, khu vực kinh tế tư nhân, xã hội dân sự và tổ chức phi chính phủ cung cấp trong khuôn khổ phân phối các dịch vụ xã hội. Madrid chú trọng vào việc làm sao để không người dân nào của thành phố Madrid bị loại trừ không nhận được những dịch vụ xã hội và việc làm. Các chương trình đặc biệt dành cho người di cư nhằm mục đích nâng cao nhận thức và tư vấn tại các trung tâm dành cho người nhập cư. Tại đây có chính những người di cư là nhân viên xã hội. Ngoài ra có những nhân viên giao văn hóa hoạt động tại thực địa ở những khu phố Madrid có cư dân gốc và cư dân mới cùng chung sống. Thông qua người đại diện của mình, tất cả mọi người dân Madrid có thể gặp gỡ thường xuyên tại Diễn đàn đối thoại và cùng tồn tại.
Helsinky
Người thứ hai trong số những người tham gia nước ngoài lên phát biểu ở hội nghị là Irma Sippola từ Helsinky. Tại Helsinky có 600 nghìn người dân, trong số đó có 13% là người di cư. Tương tự như ở Madrid, tại Helsinky người ta không nói về sự hội nhập người nước ngoài mà sự chung sống của tất cả mọi người dân thành phố không phân biệt. Nhóm người dễ gặp rủi ro tại đây là những người trẻ từ những nền văn hóa khác nhau mà không có điều kiện tương đương như người dân địa phương, bởi vậy họ là những người dễ bị tổn thương hơn. Vì vậy Irma Sippola từ Helsinky trong bài diễn thuyết của mình đã tập trung vào những người di cư trẻ tuổi và vào giải pháp tiên tiến để tiếp cận họ. Cô đã giới thiệu về những dự án giúp đỡ tìm việc làm cho những người di cư trẻ tuổi không có kinh nghiệm làm việc, cung cấp các khóa đào tạo người di cư trẻ tuổi thành những phát ngôn viên chuyên nghiệp, giới thiệu những khóa học học cách học hiệu quả để cải thiện kết quả học tập, giúp đỡ bố mẹ những người di cư tìm hiểu hệ thống giáo dục Phần Lan, hoặc thông qua những người đồng lứa trẻ tuổi và quan điểm của họ các dự án cung cấp dịch vụ phòng chống tội phạm. Trong công tác phòng chống bài ngoại của người dân địa phương, những người đã lo ngại cho việc duy trì tiêu chuẩn và chất lượng của các dịch vụ xã hội, họ đã triển khai những dự án ghép cặp người cao tuổi địa phương và người di cư trẻ tuổi thất nghiệp để họ có thể cùng nhau lấp đầy thời gian rảnh rỗi, cải thiện ngôn ngữ, biết thêm những điều mới về nhau, và giúp người trẻ tuổi kiếm thêm tiền. Một ví dụ chống các hành vi bài ngoại đã được kiểm chứng tại Helsinky là việc làm quen lẫn nhau và giới thiệu những câu chuyện của người di cư để giúp người dân địa phương tìm hiểu về những người họ sợ.
Tilburg
Đa số các chuyên gia Séc trong lĩnh vực hội nhập người nước ngoài hoàn toàn bị ấn tượng bởi cách tiếp cận của Tilburg ở Hà Lan trong lĩnh vực hội nhập những người nước ngoài mới đến. Krista van der Heijden đã giới thiệu một mô hình rất sáng tạo, tại đây cả quá trình từ tiếp nhận đến hội nhập người di cư đều diễn ra tại một chỗ, mà vô cùng nhanh gọn và toàn diện. Theo chỉ tiêu, thành phố Tilburg đã được giao 1500 người tị nạn đang chờ quyết định cấp tị nạn trong trại tị nạn địa phương. Thành phố gồm 200 nghìn dân đã nhận quyết định này của chính phủ, nhưng quyết định tham gia tích cực vảo toàn bộ quá trình tiếp nhận những người này để sự hội nhập và chung sống với người dân địa phương diễn ra một cách suôn sẻ nhất. Tilburg đặc biệt muốn tránh việc người di cư chờ đợi không hiệu quả trong trại tị nạn, sau đó phải phá vỡ những mối quan hệ xã hội mong manh mà họ xây dựng được tại một nơi rồi sau đó họ lại phải di chuyển đến chỗ khác trong Hà Lan và mất các mối quan hệ. Vì vậy họ tiếp cận với người di cư trực tiếp và cung cấp cho họ chương trình hội nhập “đo ni đóng giầy” theo nhu cầu cá nhân của họ. Tất cả mọi điều này đương nhiên được hỗ trợ bởi ngân sách nhà nước và thành phố tương ứng. Đối với làn sóng bài ngoại thành phố đã phản ứng một cách tích cực bằng cách mở những cuộc hội thảo với toàn thể người dân thành phố và thảo luận về một quá trình tốt đẹp nhất cho tất cả mọi người. Các người đại diện của ủy ban thành phố bao gồm cả thị trưởng và nhân viên được đào tạo đã tích cực nói chuyện với người dân địa phương trên đường phố. Tại những bữa ăn trưa và ăn tối chung, người dân địa phương có cơ hội làm quen với những người mới đến. Cả Tilburg cũng sử dụng những câu chuyện cá nhân của người di cư bao gồm cả video với câu chuyện của họ để tất cả mọi người dân có thể làm quen lẫn nhau.
Canada
Những bài thuyết trình nước ngoài đã được đóng lại do Craig Dundas từ Đại sứ quán Canada tại Vienna. Ông đã nói về cách tiếp cận có điều khiển của Canada trong vấn đề di cư và hội nhập của người nước ngoài và về cơ cấu chương trình tài trợ tư nhân cho người di cư. Ông đã vạch ra mô hình đang hoạt động của người dân tham gia cá thể vào việc tiếp nhận và hội nhập người di cư vào xã hội Canada.
Ngày thứ hai của hội nghị rất sôi nổi và có sự tương tác lẫn nhau, bởi vì buổi sáng có phiên thảo luận cùng những bài đóng góp mở của Tòa thị chính thành phố Brno và thành phố Plzeň, các ủy ban quận Praha – Praha 14, Praha 4 và Praha 4. Tất cả các bài thuyết trình đều tạo làn sóng các câu hỏi từ khán giả và đã hoàn thành nhiệm vụ của mình là mở ra những đề tài để thảo luận và chỉ ra những điểm yếu và khó khăn trong quá trình hội nhập người nước ngoài.
Chương trình buổi chiều dành cho hai workshop diễn ra song song. Workshop đầu tiên do Trung tâm hội nhập Praha (Integrační centrum Praha o.p.s.) tổ chức. Họ đã mời những chuyên gia từ Cologne của Viện năng lực giao văn hóa, những người đã chia sẻ với khán giả những công cụ và kinh nghiệm từ chiến lược của năng lực giao văn hóa. Workshop thứ hai do Slovo 21 tổ chức, tại đây đã thảo luận về quá trình hội nhập, chung sống, sự tham gia tích cực của người di cư. Bằng phương thức điều khiển những câu hỏi và câu trả lời, mọi người đã thảo luận về nhiều đề tài thú vị ví dụ như vai trò của tòa thị chính và ủy ban quận, vai trò của các tổ chức phi lợi nhuận trong việc tạo ra những đề tài và chiến lược địa phương, sự tham gia tích cực của người di cư trong chính trị địa phương, sự hội nhập của những người có hoàn cảnh thiệt thòi hoặc phòng tránh bài ngoại.
Chương trình hội nghị có trên trang web của IOM.
Hình ảnh: Facebook Praha.eu Ứng dụng PID Lítačka cung cấp khả năng tìm kiếm các…
Xem thêmTrong tháng tám Trung tâm hội nhập cho người nước ngoài, o.p.s. một lần nữa…
Xem thêmHình ảnh: Facebook Praha.eu Ứng dụng PID Lítačka cung cấp khả năng tìm kiếm các…
Xem thêmTrong tháng tám Trung tâm hội nhập cho người nước ngoài, o.p.s. một lần nữa…
Xem thêm