Home Tin tức Giáo dục về chủ đề: Cách ứng xử với người nước ngoài

Giáo dục về chủ đề: Cách ứng xử với người nước ngoài

Tổng cộng 800  viên chức nhà nước, công an, cảnh sát hoặc lính cứu hỏa sẽ được tổ chức  Slovo 21 đào tạo đặc biệt trong hai năm tới để giúp cho các nhân viên cơ quan hành chính công và lực lượng an ninh cải thiện kỹ năng giao tiếp khi làm việc với người nước ngoài từ các nước thứ ba. Ví dụ, nhờ vào các hoạt động tương tác trải nghiệm, những người tham gia hội thảo sẽ rơi vào những tình huống mà người di cư thường gặp phải khi làm việc với chính quyền hoặc là với cảnh sát. Giao tiếp tốt hơn cũng có nghĩa là ít hiểu lầm hơn.

Dự án Tăng cường năng lực Giao văn hóa chủ yếu đáp ứng nhu cầu số người nước ngoài tại Cộng hòa Séc ngày càng tăng. Theo dữ liệu của Bộ Nội vụ, đến cuối năm 2023, trong nước có 836.000 người thuộc các nền văn hóa khác và số người này sớm hay muộn cũng sẽ tiếp xúc với chính quyền Séc. Tuy nhiên, nhân viên chức thường chưa bao giờ được giáo dục đầy đủ về lĩnh vực kỹ năng giao tiếp và giao văn hóa, điều này có thể tác động tiêu cực đến công việc và cách tiếp cận của họ với người nước ngoài. Đó là lý do tại sao Slovo 21 nảy ra ý tưởng đào tạo tương tác kéo dài hai ngày.

“Chủ yếu nhằm giúp các nhân viên chức nhà nước, khu tự quản  và địa phương làm việc với người nước ngoài một cách dễ dàng hơn. Để giúp họ hiểu một số khác biệt trong các nền văn hóa và giúp họ hiểu rằng đôi khi hành vi của người nước ngoài có thể đơn giản là do họ có một nền văn hóa khác”, nhân viên phụ trách dự án Kateřina Kopečná giải thích. Các khóa đào tạo dành cho nhân viên Cảnh sát Cộng hòa Séc, Phòng cứu hỏa,  Sở lao động, phòng  Chính sách Tị nạn và Di dân của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động và Xã hội và Văn phòng Nhà nước về thanh tra lao động .

Khóa đào tạo kéo dài hai ngày không chỉ giới hạn ở những thông tin khô khan và bài giảng lý thuyết. Hội thảo cũng bao gồm các hoạt động trải nghiệm và tương tác, nhờ đó những người tham gia sẽ thấy mình ở vị trí mà một người nước ngoài thường gặp trong thực tế. Nhờ việc hoán đổi vai trò, họ có cơ hội trải nghiệm những tình huống mẫu qua con mắt của những người di cư. Đồng thời, hoạt động đào tạo đã được Bộ Lao động và Xã hội công nhận cũng như phải đáp ứng nhu cầu của người tham gia, theo tính chất công việc của họ. “Các nhóm nhân viên khác nhau họ cần thu thập những thông tin và kiến ​​thức khác nhau. Đó là lý do tại sao chúng tôi luôn cố gắng điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp chính xác với nhu cầu của người tham gia. Bản thân họ cũng tham gia tích cực ngay từ đầu và định hình nội dung cuối cùng của các hoạt động cá nhân theo mong đợi của họ,” Kateřina Kopečná cho biết thêm.

Slovo 21 đã có kinh nghiệm đào tạo cán bộ về năng lực giao văn hóa từ năm 2011. Trong thời gian đó, gần 1.300 người đã tham gia các hội thảo đặc biệt. Phản hồi cho thấy khóa đào tạo giúp ích cho họ. Họ đặc biệt đánh giá cao thông tin về lý do tại sao người nước ngoài cư xử theo cách khác. Họ cũng đánh giá cao  những lời khuyên về cách nói chuyện với người di cư trong khi vẫn duy trì được phẩm giá cho cả hai bên và sự tôn trọng lẫn nhau.