Home Cần xử lý Người ngoại quốc kinh doanh tại CH Séc

Người ngoại quốc kinh doanh tại CH Séc

Trong chương này Praha – Thủ đô của mọi người, quí vị sẽ được biết, kinh doanh là gì, kinh doanh hoạt động như thế nào và đặc biệt là kinh doanh cá thể hay công ty. Chúng tôi sẽ giới thiệu những loại hình kinh doanh tại CH Séc, đặc biệt là sẽ giới thiệu chi tiết về kinh doanh có giấy phép. Chúng tôi sẽ chú trọng vào việc, người nước ngoài tại CH Séc được phép kinh doanh theo những điều kiện nào. Chúng tôi sẽ để lại liên lạc, phải tìm trợ giúp ở đâu khi bắt đầu kinh doanh và lo liệu những thủ tục cần thiết ở chỗ nào. Quí vị cũng có thể tìm thấy các đường liên kết internet có thông tin liên quan đến kinh doanh đã được kiểm chứng. Chúng tôi sẽ nhấn mạnh đến nghĩa vụ trả bảo hiểm sức khỏe và xã hội và thuế của doanh nhân.

Kinh doanh là gì

Luật pháp định nghĩa việc kinh doanh ở CH Séc là công việc liên tục do doanh nhân thực hiện một cách độc lập, trên danh nghĩa cá nhân và tự chịu trách nhiệm, nhằm mục đích kiếm lời.

Thông thường, có thể kinh doanh tại CH Séc dưới các hình thức 1) kinh doanh cá thể -thường gặp nhất là kinh doanh có giấy phép, hoặc 2)  kinh doanh pháp nhân – tham gia vào công ty thương mại. Chúng tôi sẽ nói về từng loại hình kinh doanh cụ thể hơn trong những mục sau.

Hãy cùng giải thích cụ thể hơn, hoạt động đó phải là hoạt động gì để được xem là kinh doanh:

Công việc liên tục

Một công việc được xem là liên tục, nếu nó lặp lại. Ví dụ, nếu quí vị có được một khoản thu nhập bất ngờ hoặc nhân dịp gì đó (chỉ một lần) như là giúp đỡ người quen xây nhà, hoặc cắt cỏ, hoặc dọn nhà, hoặc tư vấn thu tiền một lần, thì không được xem là công việc kinh doanh. Nhưng nếu quí vị có kế hoạch là sẽ tiếp tục trong một công việc kinh doanh nào đó thì việc này được xem là kinh doanh, kể cả khi chỉ có vài lần một năm.

Công việc được xem là liên tục kể cả khi doanh nhân là người làm thuê có hợp đồng và chỉ kinh doanh trong thời gian rỗi hoặc trong một thời gian nhất định trong năm.

Làm việc độc lập

Nếu quí vị tự quyết định về thời gian làm việc, nơi thực hiện công việc và tự tổ chức công việc, tự chi trả cho việc kinh doanh của mình (vd. nơi làm việc, máy móc và dụng cụ), thì đây được xem là hoạt động độc lập

Hoạt động được thực hiện trên danh nghĩa cá nhân và tự chịu trách nhiệm

Quí vị tự đại diện cho mình hoặc cho công ty thương mại của mình. Quí vị đồng thời tự chịu trách nhiệm về kết quả công việc của mình, đặc biệt là nếu quí vị vi phạm thỏa thuận hoặc văn bản pháp luật. Cá nhân chịu trách nhiệm cho những thỏa thuận được suy ra từ việc kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình.

Hãy chú ý đến những cách hành xử thiếu công bằng của các chủ lao động! Đặc biệt là hệ thống Švarc!

Nếu chủ lao động bắt quí vị phải có giấy phép kinh doanh để quí vị phải chính thức làm việc như những doanh nhân độc lập, trong khi thực ra quí vị thực hiện những công việc như người làm thuê, ây là hành vi trốn tránh pháp luật bất hợp pháp (nghĩa là hệ thống Švarccách thức làm việc bị cấm giữa người có giấy phép kinh doanh và chủ lao động)!

Ví dụ thường gặp nhất là việc dạy học tại trường học tiếng, quí vị có một nơi làm việc riêng, máy tính, danh thiếp cá nhân trên danh nghĩa trường tiếng. Hành động này sẽ không được chấp nhận như “công việc do doanh nhân độc lập thực hiện trên danh nghĩa cá nhân, tự chịu trách nhiệm” theo định nghĩa của luật. Ngoài việc có thể bị trừng phạt một cách đáng kể về tài chính (tiền phạt) thì quí vị còn mất mọi ưu đãi nhờ mối quan hệ việc làm theo luật định (chủ lao động không thể cho quí vị nghỉ vô lý do, quí vị không có quyền lợi về kỳ nghỉ được trả tiền và vv…) và quí vị cũng không được luật Lao động bảo vệ. Đồng thời lương hưu của quí vị rất có thể là sẽ thấp hơn.

Đạt được lợi nhuận

Quí vị được trả tiền cho công việc mình làm. Tuy nhiên, quí vị không nhận lương giống như khi đi làm thuê, nhưng trình loại giấy có tên hóa đơn. Mục tiêu của quí vị là tạo ra lợi nhuận, nhưng liệu quí vị có thực sự đạt được lợi nhuận hay không, không quan trọng. Ví dụ, nếu quí vị bán đồ thừa từ vườn riêng của mình miễn phí thì hành động này không phải là kinh doanh.

Đọc tiếp phần: Người nước có thể kinh doanh tại CH Séc theo những điều kiện nào?

Cập nhật nội dung từ khía cạnh xã hội-pháp lý ngày 8.11.2021.